các loại nội dung

có tỉ lệ chuyển đổi cao trên website

Nội dung là yếu nhân tố cốt lõi giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi website

1. Tổng quan về tỷ lệ chuyển đổi CR (Conversion Rate)

Tỷ lệ chuyển đổi (CR – Conversion Rate) được hiểu là tỷ lệ giữa tổng số người dùng vào website trên một mục tiêu cụ thể.

2. Tầm quan trọng của tỷ lệ chuyển đổi CR trong marketing

Để có thể tối ưu hiệu quả của marketing online, tỷ lệ chuyển đổi CR là yếu tố quan trọng, điều này đồng nghĩ với việc tăng ROI.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi

Khi triển khai thực tế chúng ta phải loại trừ nhiều tỉ lệ rủi ro khác nhau, đồng thời chú ý đến những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chuyển đổi.

4. Các loại nội dung có tỷ lệ chuyển đổi cao

Một website chỉ tồn tại khi có nội dung, để có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi như mong muốn, chúng ta phải tập trung chủ yếu vào yếu tố này.

1. Tổng quan về tỷ lệ chuyển đổi CR (Conversion Rate)

Trước khi tôi giới thiệu với các bạn về tỷ lệ chuyển đổi CR, tôi muốn các bạn hãy hiểu rõ về một khái niệm quan trọng trong kinh tế học mà tôi nhắc đến sau đây:

ROI (Return on Investment): Tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí.

Trong marketing online tỷ lệ ROI được đo lường thông qua đo lường CR. Phương pháp chính xác mà bạn sử dụng để tính ROI tùy thuộc vào các mục tiêu của bạn. Có một cách để xác định ROI rất đơn giản là:

ROI = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Giá vốn hàng bán

Giả sử bạn có một sản phẩm cần chi phí 200.000 đồng để sản xuất và bán với giá 400.000 đồng. Bạn bán được 6 sản phẩm nhờ vào việc quảng cáo các sản phẩm này trên AdWords. Tổng doanh số của bạn là 2.4 triệu đồng  và chi phí AdWords của bạn là 400.000 đồng. ROI của bạn là:

(2400000–(1200000+400.000))/(1200000+400.000) =50%.

ROI chính là mục tiêu của bạn, nó có thể là doanh thu bán hàng, số lần khách hàng ghé thăm trang web, tổng số khách hàng tiềm năng … Chính vì vậy để có thể tăng chỉ số ROI bạn cần phải tăng CR trên một mức ngân sách dành cho Marketing online không đổi.

Chuyển đổi

Chuyển đổi chính là mục tiêu ban đầu mà bạn đã quy định. “Chuyển đổi có thể là mua hàng, nhưng chuyển đổi cũng có thể là cuộc gọi từ điện thoại di động, khách truy cập gửi thông tin liên hệ của mình để có bảng báo giá bảo hiểm hoặc người mua tiềm năng tải xuống báo cáo trắng về khả năng phần mềm của công ty bạn. Hoặc có thể là yêu cầu để biết thêm thông tin hoặc xem trang mô tả nổi bật sản phẩm mới của bạn. Điều đó tùy thuộc vào bạn!” – Trích Google Support.

Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi (CR – Conversion Rate) được hiểu là tỷ lệ giữa tổng số người dùng vào website trên một mục tiêu cụ thể (Có thể là số người đặt hàng, thanh toán, hay đăng ký thành viên…). Tùy dạng website khác nhau mà chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu khác nhau. Công thức được tính như sau

Conversion Rate= Tổng số mục tiêu đạt được / Tổng số người dùng vào website

(Chú ý: Mục tiêu và traffic phải được đo lường trên cùng một đơn vị thời gian)

2. Tầm quan trọng của tỷ lệ chuyển đổi CR trong Marketing

Bạn có thể thấy rõ, để có thể tối ưu hiệu quả của marketing online, tỷ lệ chuyển đổi CR là một yếu tố quan trọng, điều này đồng nghĩ với việc tăng ROI.

Phân tích này chiếu theo sự tương quan giữa các mối quan hệ và công thức tính tỷ lệ chuyển đổi CR mà mình đã trình bày ở phần 1.

Để các bạn dễ hiểu hơn về các phân tích trên, tối sẽ trình bày cho các bạn một số ví dụ như sau:

Một website X, có lượng truy cập người dung website là 10.000 người / tháng.

– Chi phí để thu hút 1 người vào website A là: 1000 đồng (chúng ta gọi đây là c)

– Tỷ lệ chuyển đổi (CR) giả định là CR = 2%. Giả sử tỷ lệ chuyển đổi này là đo lường khách mua hàng

– Giá trị một đơn hàng bán ra cho khách hàng mua hàng là 500.000 đồng (chúng ta tạm gọi là t)

Vậy chúng ta sẽ có:

Chi phí Marketing để đưa được 10.000 người vào website / tháng là:

10.000 x 1.000 = 10.000.000 đồng

Tỷ lệ chuyển đổi 2%, Vậy cứ 10.000 người vào website sẽ có 200 người mua hàng.

Giá trị mỗi đơn hàng là 1.000.000 đồng, Doanh thu là:

200 x 500.000 = 100.000.000 đồng

Giả sử chi phí cho sản xuất, bán hàng, kế toán… là 70% của doanh thu. Tức doanh thu thuần: 100.000.000đ x 30% = 30.000.000đ

Vậy lãi gộp sẽ là:

30.000.000đ – 10.000.000đ = 20.000.000 đồng / tháng

Nếu ví dụ trên vẫn còn quá khó hiểu đối với bạn, mình muốn các bạn hãy xem qua câu chuyện cụ thể hơn sau đây:

Bạn đang phụ trách phòng marketing, một hôm sếp yêu cầu bạn phải tăng doanh số bán hàng tháng tới lên gấp đôi. Vậy giải pháp của bạn sẽ là gì? Bạn sẽ làm gì để có thể hoàn thành yêu cầu mà sếp đề ra?

Điều này rất đơn giản, hãy nghĩ xem cách nhanh nhất để tăng gấp đôi doanh thu chính là tăng lượt truy cập website lên gấp đôi. Đây chính là lựa chọn dễ dãi nhất của các bạn marketer lười biếng nhất và nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì sao thế?

Nếu làm theo cách đó chúng ta sẽ phải nâng chi phí lên gấp đôi với tỷ lệ chuyển đổi giữ nguyên. Nhưng húng ta đã hoàn thành mục tiêu sếp đề ra, phải không nào!

Nghe có vẻ hợp lý đó, sếp muốn tăng lợi nhuận gấp đôi thì cho em kinh phí để để làm marketing gấp đôi, rất đơn giản phải không nào. Và bạn hào hứng trình bày cho sếp vì sao bạn cần kinh phí gấp đôi với những công thức trên. Nhưng cẩn thận, những điều nghe chừng có vẻ rất hợp lý đó có thể khiến chúng ta nhận được quyết định… cho thôi việc.

Ở đây sếp sẽ lôi ra một tờ giấy và viết cho chúng ta thêm một chỉ số nữa, đó là chỉ số ROI, sếp gọi chỉ số này là R, sếp gọi tiếp R1 là chỉ số hiệu quả trước khi tăng kinh phí marketing, và sếp có:

R1 = Lợi nhuận / Tổng chi phí Marketing = 20.000.000đ / 10.000.000đ = 200%

Sếp viết tiếp dòng thứ 2, R2 là tỉ lệ hiệu quả sau khi tăng kinh phí marketing lên gấp đôi, sếp có:

R2 = Lợi nhuận / Tổng chi phí Marketing = 20.000.000đ / 10.000.000đ = 200%

Vẫn vậy? Thế hiệu quả trước và hiệu quả sau không khác gì nhau, thế mày ở đây làm gì? Tao chỉ cần thuê 1 thằng khác giỏi cộng trừ nhân chia một chút và lương thấp hơn mày nhiều cũng có thể nghĩ ra.

Thế hiệu quả trước và hiệu quả sau không khác gì nhau, thế mày ở đây làm gì? Tao chỉ cần thuê 1 thằng khác giỏi cộng trừ nhân chia một chút và lương thấp hơn mày nhiều cũng có thể nghĩ ra.

Chúng ta đã thấy, với cách đó thì ai cũng có thể dễ dàng thay thế chúng ta. Vậy thì làm thế nào để chúng ta không bị đuổi và được sếp coi là một thành viên không thể thay thế trong công ty? Câu trả lời lại càng đơn giản hơn, đó chính là làm sao mà với chi phí thấp nhất chúng ta vẫn đạt được vượt mục tiêu sếp đề ra. Mấu chốt chính là tỉ lệ nằm rất khiêm nhường nhưng vô cùng quan trọng, tỷ lệ chuyển đổi.

Ta giữ nguyên mọi con số, mọi chỉ tiêu, mọi chi phí cho marketing online vẫn là 10.000.000 đồng , lượt truy cập có được từ chi phí này là 10.000. Nhưng ta tập trung tiền vào các hoạt động tối ưu nhằm tăng tỉ lệ CR, giả sử ta tăng được tỉ lệ CR lên 3%.

Hiệu quả sẽ như sau:

Khách hàng mua hàng sẽ là 300. à Doanh thu là: 300 x 500.000đ = 150.000.000đ –> Doanh thu thuần: 150.000.000 x 30% = 45.000.000đ

Với chi phí marketing không đổi, lợi nhuận là: 45.000.000 – 10.000.000 = 35.000.000đ –> ROI = 35.000.000/10.000.000 = 350%

Tất nhiên không thể phủ nhận rằng, những con số trên đều năm trong điều kiện lý tưởng, khi triển khai thực tế chúng ta phải loại trừ nhiều tỉ lệ rủi ro khác nhau và ở đây chúng ta vẫn chưa tính đến chi phí dành cho việc đầu tư nhắm tăng tỉ lệ CR. Nhưng dù sao thì, với cách làm này, ít nhất trong bản kế hoạch chúng ta đã thật sự nâng lợi nhuận lên với chi phí marketing không đổi, sau khi trừ đi những tỉ lệ rủi ro khác thì việc nâng lợi nhuận lên gấp 2 như mục tiêu sếp đề ra là hoàn toàn khả thi.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi

Mục tiêu chuyển đổi

Xác định mục tiêu chuyển đổi chính là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu cho mọi chiến dịch Marketing. Như tôi đã chia sẻ ở mục trên, có rất nhiều mục tiêu chuyển đổi phục vụ cho mong muốn của doanh nghiệp và tuỳ theo từng loại mục tiêu khác nhau, chúng ta sẽ có những phương án phù hợp để đẩy mạnh con số này. Theo kinh nghiệm của tôi, các nhà thiết kế web nên có một sự ưu tiên nhất định các mục tiêu kinh doanh trước khi nghĩ đến việc bố cục và thiết kế web.

Việc xác định các mục tiêu kinh doanh chiến lược rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng tạo thiết kế UI và UX để thúc đẩy chuyển đổi. Tuy nhiên, khi các nhà thiết kế phân tích các yêu cầu của khách hàng, họ nên làm rõ từng chi tiết nhỏ sai lệch để đảm bảo dự án được thực hiện đúng hướng.


Lưu lượng người dùng

Lượng người tiếp cận và truy cập vào website chính là khởi đầu cho việc xuất hiện tỷ lệ chuyển đổi mà bạn mong muốn. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau, khi nhiều người biết đến webite của bạn thì khả năng xuất hiện những chuyến đổi sẽ nhiều hơn. Vậu nếu một website không nhận được sự ghé thăm của bất cứ vị khách này thì sao? Rất đơn giản tỷ lệ chuyển đổi trên website của bạn cũng sẽ chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Mặc dù có một mối liên kết nhất định giữa lượng người truy cập và tủy lệ chuyển đổi, tuy nhiên điều này không có nghĩa là lượng người truy cập càng nhiều thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng cao, bởi quyết định có tiếp tục thực hiện hành động mục tiêu hay không đều phụ thuộc vào hành vi người dùng. Bạn phải nhớ rằng, việc thu hút khách hàng đến với trang web là một chuyện, còn việc bạn có giữ được chân họ và khiến họ tiếp tục hành động sẽ là một chuyện rất khác.

Thúc đẩy lưu lượng truy cập

Có 2 sự lựa chọn nhất định về tỷ lệ chuyển đổi. Một là tăng tỷ lệ chuyển đổi với lượng người truy cập cũng tăng theo. Hai là tăng tỷ lệ chuyển đổi với lượng người truy cập không thay đổi. Vậy thì, sự lựa chọn nào là phù hợp nhất?

Điều này phụ thuộc vào rất nhiều thứ, đầu tiên bạn kiểm tra chất lượng lưu lượng truy cập mà trang web của bạn nhận được.

Nếu nó có lượng truy cập đúng với mong muốn của bạn nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại quá chênh lệch hoặc tỷ lệ chuyển đổi vẩn chưa đúng với sự mong muốn của của bạn, vậy thì lúc này bạn nên suy nghĩ đến việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đối với lượng khách không đổi. Mặt khác, nếu website có tỷ lệ chuyển đổi cao và không thể thực hiện thay đổi nào để cải thiện tỷ lệ này, bạn có thể xem xét đến việc nâng cào lượng khách truy cập để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Có xác suất cao hơn để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng khi khách quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Sẽ không khôn ngoan nếu chi tiêu nhiều hơn vào lưu lượng truy cập không liên quan vì điều này chỉ có thể làm tăng tỷ lệ thoát. Vì lý do này, điều quan trọng là phải kiểm tra mức độ liên quan và chất lượng lưu lượng theo thời gian.

Toàn bộ nội dung website

Nội dung website là nhân tố tác động mạnh nhất đến việc giữ chân người dùng ở lại với trang và khiến họ phải hành động. Nội dung web hữu ích có giá trị luôn được đánh giá cao và mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

Các yếu tố liên quan đến cấu trúc website

Sau khi người dùng truy cập vào website, yếu tố tác động đến hành vi của họ trên web chính là các trải nghiệm hay cảm nhận của người dùng,

Các module chức năng sắp xếp không hề logic gây khó khăn trong việc sử dụng và tìm kiếm thông tin thì khả năng khách hàng thoát ra ngay là rất cao. Vì vậy, trong lĩnh vực thiết kế website chuyên nghiệp, nhà quản trị web cần quan tâm đến cấu trúc Website và ứng dụng kịp thời các công nghệ hiện đại để tối ưu trải nghiệm người dùng.

4. Các loại nội dung có tỷ lệ chuyển đổi cao

Nội dung có từ khóa nhu cầu tăng tỷ lệ chuyển đổi

Khi viết nội dung cho website, có rất nhiều loại từ khóa được nghiên cứu, xem xét để tạo ra một bảng kế hoạch nội dung hoàn chỉnh cho trang web. Kế hoạch này có thể tiến hành trong nhiều khoảng thời gian khác nhau tùy vào khả năng của chủ website. Trong các loại từ khóa được nghiên cứu thì có lẽ từ khóa nhu cầu được xem là hữu ích trong cách viết content tăng tỷ lệ chuyến đối.

Từ khóa nhu cầu là mộ trong các dạng từ khóa mang tính chất chuyển đổi cao. Khi người dùng tìm kiếm cụm từ khóa đó với nghĩ là mục đích của họ là tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của mình.

Nội dung có tiêu đề được tối ưu và có đoạn mô tả

Mỗi trang tìm kiếm của Google sẽ hiện ra 10 kết quả. Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa thì có 10 kết quả tự nhiên sẽ hiện ra trên trang nhất của Google. Vậy trong số 10 chàng trai ấy đang tán tỉnh một cô gái, bạn sẽ làm gì để trở thành chàng trai lịch lãm và nổi bật nhất? Chính lúc này, bạn nên hiểu rằng tiêu đề bài viết sẽ là mấu chốt quan trọng nhất..

Và nếu bạn đang thắc mắc làm sao để tăng tỷ lệ chuyển đổi thì đây chính là câu trả lời:

Theo nghiên cứu, Tiêu đề chiếm đến 90% tỷ lệ thành công để thu hút người dùng click vào. Một tiêu đề thường chiếm 1-2 dòng và sẽ chiếm 2-4 giây lọt vào mắt của người đọc trong kết quả tìm kiếm. Vì vậy nếu tiêu đề của bạn lủng củng và lan man thì đừng mơ tưởng rằng có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi Website nhé.

Sau khi đọc tiêu để người đọc thường có xu hướng đọc phần mô tả. Nếu phần mô tả hay thì họ sẽ click vào trang web của bạn. Vì vậy đoạn mô tả (Meta Description) cần tóm tắt nội dung chính của bài viết và kêu gọi người đọc vào xem.

Một tiêu đề tốt thì cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

  • Độ dài <70 kí tự và tuyệt đối không viết in hoa bừa bãi
  • Chứa từ khóa chính, có thể cụm từ khóa chính không liền nhau nhưng có các yếu tố phụ trợ như từ kêu gọi, từ gợi mở, từ khiêu khích
  • Có thể thêm vài cái icon hoặc khung vuông in đậm cũng được

Đoạn mô tả cần thỏa mãn các yếu tố sau:

  • Độ dài <160 kí tự và có chứa từ khóa chính
  • Có thể dùng dạng câu hỏi để gợi mở cho người đọc
  • Tóm gọn được nội dung chính xoay quanh từ khóa chính
  • Văn phong mạch lạc và dễ hiểu. Không có thời gian để viết cao siêu đâu nha

Nội dung mới và quyến rũ người đọc

Tôi khẳng định với tất cả các bạn, 10/10 người sẽ nói rằng nội dung chính là linh hồn của trang web. Đây được xem là cái cốt lõi của mọi chiến lược xây dựng nội dung cho Website. Một nội dung chất lượng cao là nội dung được tối ưu hóa sự độc đáo song hành như sau:

Nội dung Unique – Độc nhất: Các bài viết phải được viết mới hoàn toàn và không bị trùng lặp nội dung khi kiểm tra trên các công cụ. Đây là yếu tố để các thuật toán như Panda đánh giá cao trang web của bạn. Một nội dung được viết lại theo văn phong khác, lời dẫn và cách trình bày khác sẽ tạo ra nét tươi mới, độc đáo và khác biệt cho tổng thể trang web của bạn.


Giá trị Unique: Những giá trị độc đáo mà chưa ai có chính là đòn bẩy giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vì dụ như bài viết này của tôi. Những vấn đề về tăng tỷ lệ chuyển đổi đã được bàn luận khá nhiều bởi bạn có thể tìm kiếm rất nhiều bài viết trên Google. Tuy nhiên, một bài viết có nội dung chuyên sâu và chi tiết theo thứ tự thì chắc chắn là chưa một ai thực hiện. Do đó giá trị của bài viết này sẽ là duy nhất và người dùng luôn tò mò cực kỳ với những giá trị Unique chưa được khai phá.

Vấn đề trình bày và viết nội dung sau cho hay và lôi cuốn sẽ tùy thuộc vào từng người. Giống như trong một cuộc thi, sẽ có thí sinh viết hay và có thí sinh viết lụp cụp như ổ gà. Và ai tạo được sức hút để người đọc lưu lại lâu trên trang thì người đó thành công.

Nội dung có chứa CTA (Call to action)

CTA là một trong những thuật ngữ cơ ban, gần gữi và thường thấy nhất trong marketing đặc biệt là trong giới viết content. Đó là viết tắt của cụm từ Call to Action,  một thuật ngữ chỉ các phương tiện xuất hiện trong bài viết để kêu gọi sự hành động của người dùng. CTA có thể là đoạn văn, là button hoặc là một đường link… Và nhiệm vụ của chúng ta là chèn CTA sao cho hợp lý và dùng ngôn ngữ thuyết phục người đọc bấm vào tạo chuyển đổi.

Điểm đặc biệt của nghệ thuật tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng CTA đó là sự tự nhiên và không dồn ép người xem. Hãy dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện của bạn và từ từ đưa họ đến CTA một cách tự nhiên nhất có thể. Đừng đập vào mắt họ những Pop-up quảng cáo hoặc những Banner kêu gọi phiền phức. Sự quá liều sẽ làm cho trang web của bạn bị sốc thuốc nhé!

Nội dung có chứa hình ảnh và video

Ngoài CTA thì hình ảnh và video cũng là chất xúc tác cực mạnh giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website. Những hình ảnh đẹp là một lớp trang điểm nhẹ nhàng cho bài viết của bạn đẹp hơn, đặc sắc hơn, các video là hương nước hoa phảng phất níu giữ người dùng ở lại lâu hơn. Và kết quả là sự thiện cảm sẽ mang đến chuyển đổi.

Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, cái gì nhiều quá cũng không tốt, bạn không nên chèn ảnh và video với mật độ quá dày. Điều này sẽ vô tình làm đứt quãng cảm xúc của người đọc. Và khi đã hết hứng thì họ chả thèm mua hàng của bạn đâu nhé.

Nội dung có chứa liên kết nội bộ giữa các bài viết cùng chủ đề

Liên kết nội bộ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các bài viết. Hãy tưởng tượng đơn giản nhưu thế này, mỗi bài viết là một chiếc đũa và liên kết nội bộ là sợi dây nối từng chiếc đũa thành 1 bó. Có nghĩa là khi bạn liên kết các bài viết lại với nhau, webiste của bạn sẽ có sức mạnh bằng một bó đũa.

Còn xét về góc đồ điều hướng người dùng? Một bài viết khác thú vị chắc chắn sẽ kích thích người đọc vào xem ngay. Mỗi lần người đọc chuyên trang thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn lại tăng thêm một ít. Điều này sẽ khến lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi của bạn tăng lên một cách tự nhiên nhất

Đây là tất cả các kiến thức cơ bản về tỷ lệ chuyển đổi website, hi vọng rằng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ có thể giúp ích được cho tất cả các bạn.

Contact Me on Zalo
Scroll to Top